Mới đây, chính quyền địa phương tại Quảng Ninh, Khánh Hoà cũng như Kiên Giang vừa đề xuất xem xét cho Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc tiếp tục thực hiện các thủ tục đất đai thuộc thẩm quyền của huyện theo đúng quy định của Luật Đất đai và pháp luật hiện hành. Các chuyên gia nhận định thị trường sẽ giao dịch sôi động trở lại chứ không sốt ảo vào dịp cuối năm nay.
Đề xuất này được đưa ra trên cơ sở nhận định của liên ngành, rằng các chỉ đạo trước đó của chính quyền địa phương về việc tạm dừng thủ tục hành chính về đất đai do thị trường "ăn theo" thông tin đặc khu đã giúp những nơi này thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, giúp thị trường bất động sản (BĐS) trên các địa bàn này hiện tại ổn định, không còn tình trạng sốt ảo, thổi giá đất…
Chẳng hạn, theo chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, trong khi chờ đợi Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn theo định hướng là Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt hoàn thiện, liên quan đến quản lý đất đai tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh tạm dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạm dừng giao đất cho các tổ chức, tạm dừng giao dịch chuyển nhượng đất trên địa bàn, trường hợp đặc biệt phải báo cáo UBND tỉnh xem xét.
Sau chỉ đạo này, cơn sốt đất ổn định trở lại, lượng người vào ra các cơ sở mua bán nhà đất để tìm hiểu thông tin không còn nhiều như trước đây, có trung tâm nhà đất đóng cửa. Tuy nhiên, giới kinh doanh nhà đất nơi đây, cho biết có thể giao dịch ngầm vẫn diễn ra, nhà đầu tư vẫn quan tâm đến đất Vân Đồn.
Được biết, hiện tại UBND huyện Vân Đồn đang tập trung thực hiện phân loại những hồ sơ đất đai liên quan đến công tác GPMB, an sinh xã hội, hoạt động thế chấp tổng hợp; những hồ sơ không liên quan đến các hoạt động trên sẽ tổng hợp xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
Còn theo UBND huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà), ngay sau khi có những chỉ đạo siết chặt việc chuyển nhượng đất đai, tách thửa, nhiều tháng qua cơn sốt đất tại đây đã lắng dịu rõ rệt. Tuy nhiên, nhu cầu người dân làm thủ tục chuyển nhượng đất đai vẫn đang tăng cao, hồ sơ vẫn đang "tắc" tại các phòng chuyên môn. Do đó, việc đề xuất tháo gỡ "lệnh cấm" trên cũng là một giải pháp thiết thực và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Trong khi đó, tình hình giao dịch đất đại tại đảo Phú Quốc 3 tháng trở lại đây cũng đã tạm lắng, chỉ những khu đất có pháp lý rõ ràng mới được làm thủ tục chuyển nhượng, còn lại đều không được phép theo đúng lệnh cấm của cấp có thẩm quyền tỉnh Kiên Giang.
Trở lại Phú Quốc mấy ngày gần đây, qua tìm hiểu tại các sàn môi giới nhà đất lớn, được biết tình trạng mua bán đất ồ ạt hầu như không còn, rất nhiều công ty môi giới đã đóng cửa do không thể thực hiện được bất kỳ giao dịch nào.
Thật vậy, dọc các tuyến đường lớn tại Phú Quốc, chúng tôi chứng kiến không còn cảnh hàng loạt sàn giao dịch lộ thiện hoạt động hay như cảnh "cò" đất đứng thành hàng chèo kéo khách. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu cơ có quỹ đất lớn trong tay cũng không ra hàng để thu hồi vốn được, do người mua không thể thực hiện được các thủ tục sang tên, chuyển nhượng...
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Lê Hoàng Chậu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho rằng các "lệnh cấm" chuyển nhượng, ngưng giao dịch của nhiều địa phương vừa qua có thể được coi là những cách làm "phi thị trường", nếu như không muốn nói là đang đi ngược lại các quy định hiện hành của Luật Nhà ở và Kinh doanh BĐS. Tuy nhiên, các quy định cấm chuyển nhượng ngay lập tức phần nào đã giúp cho thị trường ổn định trở lại, làm giảm tình trạng sốt ảo và không xuất hiện bong bóng BĐS.
Đề xuất này được đưa ra trên cơ sở nhận định của liên ngành, rằng các chỉ đạo trước đó của chính quyền địa phương về việc tạm dừng thủ tục hành chính về đất đai do thị trường "ăn theo" thông tin đặc khu đã giúp những nơi này thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, giúp thị trường bất động sản (BĐS) trên các địa bàn này hiện tại ổn định, không còn tình trạng sốt ảo, thổi giá đất…
Chẳng hạn, theo chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, trong khi chờ đợi Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn theo định hướng là Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt hoàn thiện, liên quan đến quản lý đất đai tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh tạm dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạm dừng giao đất cho các tổ chức, tạm dừng giao dịch chuyển nhượng đất trên địa bàn, trường hợp đặc biệt phải báo cáo UBND tỉnh xem xét.
Sau chỉ đạo này, cơn sốt đất ổn định trở lại, lượng người vào ra các cơ sở mua bán nhà đất để tìm hiểu thông tin không còn nhiều như trước đây, có trung tâm nhà đất đóng cửa. Tuy nhiên, giới kinh doanh nhà đất nơi đây, cho biết có thể giao dịch ngầm vẫn diễn ra, nhà đầu tư vẫn quan tâm đến đất Vân Đồn.
Được biết, hiện tại UBND huyện Vân Đồn đang tập trung thực hiện phân loại những hồ sơ đất đai liên quan đến công tác GPMB, an sinh xã hội, hoạt động thế chấp tổng hợp; những hồ sơ không liên quan đến các hoạt động trên sẽ tổng hợp xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
Còn theo UBND huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà), ngay sau khi có những chỉ đạo siết chặt việc chuyển nhượng đất đai, tách thửa, nhiều tháng qua cơn sốt đất tại đây đã lắng dịu rõ rệt. Tuy nhiên, nhu cầu người dân làm thủ tục chuyển nhượng đất đai vẫn đang tăng cao, hồ sơ vẫn đang "tắc" tại các phòng chuyên môn. Do đó, việc đề xuất tháo gỡ "lệnh cấm" trên cũng là một giải pháp thiết thực và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Trong khi đó, tình hình giao dịch đất đại tại đảo Phú Quốc 3 tháng trở lại đây cũng đã tạm lắng, chỉ những khu đất có pháp lý rõ ràng mới được làm thủ tục chuyển nhượng, còn lại đều không được phép theo đúng lệnh cấm của cấp có thẩm quyền tỉnh Kiên Giang.
Trở lại Phú Quốc mấy ngày gần đây, qua tìm hiểu tại các sàn môi giới nhà đất lớn, được biết tình trạng mua bán đất ồ ạt hầu như không còn, rất nhiều công ty môi giới đã đóng cửa do không thể thực hiện được bất kỳ giao dịch nào.
Thật vậy, dọc các tuyến đường lớn tại Phú Quốc, chúng tôi chứng kiến không còn cảnh hàng loạt sàn giao dịch lộ thiện hoạt động hay như cảnh "cò" đất đứng thành hàng chèo kéo khách. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu cơ có quỹ đất lớn trong tay cũng không ra hàng để thu hồi vốn được, do người mua không thể thực hiện được các thủ tục sang tên, chuyển nhượng...
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Lê Hoàng Chậu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho rằng các "lệnh cấm" chuyển nhượng, ngưng giao dịch của nhiều địa phương vừa qua có thể được coi là những cách làm "phi thị trường", nếu như không muốn nói là đang đi ngược lại các quy định hiện hành của Luật Nhà ở và Kinh doanh BĐS. Tuy nhiên, các quy định cấm chuyển nhượng ngay lập tức phần nào đã giúp cho thị trường ổn định trở lại, làm giảm tình trạng sốt ảo và không xuất hiện bong bóng BĐS.
Nhận xét
Đăng nhận xét